Gracial Blue & White H/22 v

Gracial Blue & White H/22 v

Hãng sản xuất:
Aspen Pharmacare
Mã sản phẩm:
Mô tả:
Gracial Blue & White
Thành phần - Hàm lượng:

Cho 1 viên xanh:

- Desogestrel 25mcg

- Ethinylestradiol 40mcg

Cho 1 viên trắng:

- Desogestrel 125mcg

- Ethinylestradiol 30mcg

Dạng bào chế: Viên nén

Qui cách đóng gói: Hộp vỉ bấm 7 viên xanh và 15 viên trắng

Chỉ định
Thuốc tránh thai chứa nội tiết tố.

Giá:
224.000 VND
Số lượng

Gracial Blue & White

Chỉ định
Thuốc tránh thai chứa nội tiết tố.

Chống chỉ định
Không nên dùng thuốc viên tránh thai phối hợp khi có bất cứ tình trạng nào được nêu dưới đây. Nếu có bất cứ tình trạng nào xuất hiện lần đầu tiên trong khi dùng viên tránh thai phối hợp, nên ngưng dùng thuốc ngay.
- Hiện tại hoặc tiền sử có chứng huyết khối tĩnh mạch hay động mạch (ví dụ huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim) hay tai biến mạch máu não.
- Hiện tại hoặc tiền sử có chứng huyết khối (ví dụ cơn thoáng thiếu máu cục bộ não, đau thắt ngực).
- Tiền sử có chứng đau nửa đầu với triệu chứng trên hệ thần kinh trung ương.
- Tiểu đường có tổn thương mạch máu
- Hiện tại có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch cũng là chống chỉ định (xem phần Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng.)
- Viêm tụy hay tiền sử tăng triglyceride huyết.
- Hiện mắc hoặc có tiền sử bệnh gan nặng mà trị số xét nghiệm chức năng gan chưa trở lại bình thường.
- Có bệnh hoặc nghi ngờ có bệnh ác tính ở cơ quan sinh dục hoặc ở vú, chịu ảnh hưởng các steroid sinh dục (ví dụ cơ quan sinh dục hay vú).
- Hiện mắc hoặc có tiền sử khối u gan (lành tính hoặc ác tính).
- Xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân.
- Có thai hoặc nghi có thai.
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào của hoạt chất hay tá dược.

Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng
Cảnh giác
Nếu có bất kỳ tình trạng hoặc yếu tố nguy cơ nào dưới đây, cần cân nhắc lợi ích của viên tránh thai phối hợp với các nguy cơ có thể có đối với mỗi phụ nữ cụ thể và bàn bạc với họ trước khi quyết định bắt đầu dùng thuốc. Trong trường hợp trở nặng, kịch phát hoặc những tình trạng hoặc yếu tố nguy cơ này xuất hiện lần đầu, người phụ nữ phải đến gặp bác sĩ. Khi ấy, bác sĩ sẽ quyết định có nên tiếp tục dùng thuốc hay không.
1. Rối loạn tuần hoàn
- Các nghiên cứu dịch tễ học đã gợi ý có một sự kết hợp giữa việc dùng viên tránh thai phối hợp và tăng nguy cơ bệnh huyết khối hoặc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch và động mạch, như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, huyết khối tĩnh mạch sâu, và thuyên tắc phổi. Những biến cố này hiếm xảy ra.
- Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, được biểu hiện như huyết khối tĩnh mạch sâu và/hoặc thuyên tắc phổi, có thể xảy ra trong khi dùng viên tránh thai phối hợp. nguy cơ cao nhất là ở phụ nữ dùng viên tránh thai phối hợp năm đầu tiên.
Một vài nghiên cứu dịch tễ học gợi ý rằng phụ nữ dùng liều thấp viên tránh thai phối hợp với progestogene thế hệ thứ ba, bao gồm desogestrel có nguy cơ gia tăng huyết khối tĩnh mạch so với người dùng viên tránh thai phối hợp chứa liều thấp progestogen levonorgestrel. Những nghiên cứu này cho thấy nguy cơ gia tăng gần gấp đôi, nghĩa là tương ứng với thêm 1-2 trường hợp thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên 10000 phụ nữ mỗi năm. Tuy nhiên, dữ liệu từ các nghiên cứu khác không cho thấy nguy cơ huyết khối tĩnh mạch tăng gấp đôi.
Xuất độ phỏng chừng của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trên người dùng viên tránh thai liều thấp estrogen (< 50 mcg EE) là 4/10000 phụ nữ-năm so với tỷ lệ 0,5-3/10000 phụ nữ-năm ở những người không dùng viên tránh thai. Tuy nhiên, xuất độ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch xảy ra trong khi dùng viên tránh thai phối hợp thường thấp hơn xuất độ đi kèm với thai nghén (là 6/10000 thai phụ-năm). Rất hiếm khi huyết khối xảy ra ở các mạch máu khác như động mạch và tĩnh mạch gan, mạc treo, thận hoặc võng mạc trên người dùng viên tránh thai phối hợp.
- Các triệu chứng huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch có thể là: đau và/hoặc sưng một chân; đau ngực đột phát, có hoặc không có lan ra cánh tay trái; khó thở đột ngột; ho đột phát; nhức đầu dữ dội, kéo dài bất thường; đột ngột mất một phần hoặc hoàn toàn thị lực; song thị; nói líu lưỡi hoặc không nói được; chóng mặt; ngất xỉu kèm hoặc không kèm co giật cục bộ; một phần thân thể hoặc nửa người bị yếu hoặc mất cảm giác rõ rệt; rối loạn vận động; bụng "cấp".
- Nguy cơ thuyên tắc huyết khối (tĩnh mạch và/hoặc động mạch) gia tăng với:
- Tuổi
- Hút thuốc lá (hút thuốc càng nhiều và tuổi càng cao nguy cơ càng tăng, đặc biệt ở phụ nữ trên 35 tuổi)
- Tiền sử gia đình có bệnh (thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch ở anh chị em hoặc cha mẹ ở tuổi tương đối trẻ). Nếu nghi ngờ có tính chất di truyền, nên gửi người phụ nữ đi khám chuyên khoa để tham khảo ý kiến trước khi quyết định dùng viên tránh thai phối hợp.
- Béo phì (chỉ số thân khối > 30 kg/m2)
- Rối loạn lipoprotein máu
- Cao huyết áp
- Bệnh van tim
- Rung nhĩ
- Bất động lâu ngày, mổ lớn, phẫu thuật chân, hoặc chấn thương nặng. Trong những trường hợp này, nên ngưng dùng viên tránh thai phối hợp (nếu mổ chương trình thì nên ngưng thuốc 4 tuần và không dùng lại cho đến 2 tuần sau khi đã vận động bình thường trở lại.
- Chưa có sự thống nhất ý kiến về vai trò có thể có của trường tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch huyết khối nông trong huyết khối tĩnh mạch.
- Cần xem xét tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối trong thời kỳ hậu sản (xem phần Lúc có thai và lúc nuôi con bú).
- Các tình trạng bệnh lý khác đi kèm với tai biến tuần hoàn bất lợi gồm có: tiểu đường, lupus ban đỏ toàn thân, hội chứng tăng ure máu do tán huyết, viêm ruột mạn tính (bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng) và thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Tăng tần suất hoặc độ nặng các cơn nhức đầu migrain trong khi dùng viên tránh thai phối hợp (có thể là một tiền triệu của tai biến mạch máu não) là lý do để ngưng dùng viên tránh thai phối hợp ngay.
- Các yếu tố sinh hóa chứng tỏ bẩm chất di truyền hoặc mắc phải đối với huyết khối tĩnh mạch và động mạch bao gồm kháng lực protein C hoạt hóa (APC), tăng homocystein-máu, thiếu antithrombin-III, thiếu protein C, thiếu protein S, kháng thể kháng-phospholipid (kháng thể kháng-cardiolipin, yếu tố lupus kháng đông).
- Khi cân nhắc lợi ích/nguy cơ, thầy thuốc nên lưu ý đến việc điều trị thỏa đáng tình trạng có sẵn có thể giảm nguy cơ kết hợp đối với huyết khối và cũng nên lưu ý rằng nguy cơ huyết khối đi kèm với thai nghén cao hơn nguy cơ huyết khối đi kèm với dùng viên tránh thai phối hợp liều thấp (< 0,05 mg ethinylestradiol).
2. U bướu
- Một yếu tố gây ung thư cổ tử cung quan trọng là do nhiễm HPV (human papilloma virus). Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung trên người dùng viên tránh thai phối hợp dài hạn đã được báo cáo trong một số nghiên cứu dịch tễ học, nhưng vẫn còn những ý kiến trái ngược nhau về mức độ quy kết kết quả này cho bề mặt tử cung và hiệu ứng gây nhiễu của hành vi tình dục bao gồm việc sử dụng biện pháp tránh thai màng chắn.
- Một tổng phân tích gồm 54 nghiên cứu dịch tễ học báo cáo rằng trên phụ nữ đang dùng viên tránh thai phối hợp, nguy cơ tương đối chẩn đoán ung thư vú tăng nhẹ (RR=1,24). Nguy cơ dôi ra dần dần biến mất trong thời gian 10 năm sau khi ngưng dùng viên tránh thai phối hợp. Vì ung thư vú hiếm gặp trên phụ nữ dưới 40 tuổi, số ung thư vú dôi ra được chẩn đoán trên những người đang dùng hoặc vừa mới ngưng dùng viên tránh thai phối hợp là nhỏ so với nguy cơ ung thư vú trọn đời. Những nghiên cứu này không cung cấp bằng chứng về nguyên nhân. Hình thức tăng nguy cơ ghi nhận được có thể là do ung thư vú được chẩn đoán sớm trên người dùng viên tránh thai phối hợp, tác dụng sinh học của viên tránh thai phối hợp hoặc kết hợp cả hai. Ung thư vú được chẩn đoán trên người đã từng dùng viên tránh thai có xu hướng ít tiến triển trên lâm sàng hơn so với ung thư được chẩn đoán trên người chưa hề dùng viên tránh thai.
- Trong một số hiếm trường hợp, u gan lành tính, và hiếm hơn nữa là u gan ác tính, đã được báo cáo trên người dùng viên tránh thai phối hợp. Trong một số trường hợp cá biệt, những khối u này có thể dẫn đến xuất huyết trong ổ bụng đe dọa tính mạng. U gan cần được chẩn đoán phân biệt khi có đau bụng trên dữ dội, gan to hoặc có dấu hiệu xuất huyết trong ổ bụng xảy ra trên phụ nữ đang dùng viên tránh thai.
3. Các tình trạng khác
- Phụ nữ bị tăng triglyceride máu, hoặc có tiền sử gia đình về bệnh này, có thể tăng nguy cơ viêm tụy khi dùng viên tránh thai phối hợp.
- Tuy huyết áp tăng nhẹ đã được báo cáo trên nhiều phụ nữ uống viên tránh thai phối hợp, nhưng hiếm thấy sự gia tăng có ý nghĩa lâm sàng. Chưa chứng minh được mối quan hệ giữa dùng viên tránh thai phối hợp và tăng huyết áp lâm sàng. Tuy vậy, nấu tăng huyết áp có ý nghĩa lâm sàng kéo dài trong khi dùng viên tránh thai, thì bác sĩ cần thận trọng ngưng dùng viên tránh thai và điều trị tăng huyết áp. Nếu xét thấy phù hợp, có thể dùng lại viên tránh thai nếu trị số bình áp có thể đạt được bằng liệu pháp chống tăng huyết áp.
- Các tình trạng sau đây đã được báo cáo xảy ra hoặc diễn biến xấu trong khi có thai và dùng viên tránh thai phối hợp, nhưng chưa có bằng chứng dứt khoát về sự kết hợp với việc dùng viên tránh thai: vàng da và/hoặc ngứa có liên quan với ứ mật; tạo sỏi mật; rối loạn chuyển hóa porphyrin; lupus ban đỏ toàn thân; hội chứng tăng urê-máu do tán huyết; múa vờn Sydenham; herpes sinh dục; giảm thính lực do xốp xơ tai.
- Rối loạn chức năng gan cấp hoặc mạn tính cần ngưng dùng viên tránh thai phối hợp cho đến khi chức năng gan trở lại bình thường. Vàng da ứ mật tái diễn xảy ra lần đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc trong khi dùng steroid sinh dục trước đây buộc phải ngưng dùng viên tránh thai phối hợp.
- Mặc dù viên tránh thai phối hợp có thể ảnh hưởng đến sự đề kháng insulin ngoại biên và dung nạp glucose, không có bằng chứng cho thấy cần thay đổi phác đồ điều trị trên bệnh nhân tiểu đường đang dùng viên tránh thai. Tuy nhiên, phụ nữ tiểu đường cần được theo dõi kỹ khi dùng viên tránh thai phối hợp.
- Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng đi kèm với việc sử dụng viên tránh thai phối hợp.
- Đôi khi có thể xảy ra nám mặt, đặc biệt là phụ nữ có tiền sử nám mặt khi có thai. những phụ nữ có xu hướng bị nám mặt nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc bức xạ cực tím trong thời gian dùng viên tránh thai.
Thăm khám/kiểm tra sức khỏe
Cần tiến hành hỏi bệnh đầy đủ và khám thực thể trước khi bắt đầu hoặc dùng lại viên tránh thai phối hợp với sự lưu ý đến các chống chỉ định (xem "Chống chỉ định" và "Cảnh giác") và nên khám lại ít nhất là hàng năm trong thời gian dùng viên tránh thai. Đánh giá y khoa định kỳ cũng quan trọng vì các chống chỉ định (ví dụ cơn thoáng thiếu máu cục bộ não,...) hoặc các yếu tố nguy cơ (ví dụ tiền sử gia đình huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch) có thể xuất hiện lần đầu trong khi đang dùng viên tránh thai. Tần suất và bản chất của việc đánh giá này cần thích hợp với từng phụ nữ cụ thể, nhưng nói chung phải chú ý đặc biệt đến huyết áp, vú, bụng và các cơ quan vùng chậu, kể cả tế bào học cổ tử cung và các xét nghiệm cận lâm sàng liên quan.
Phụ nữ nên được thông báo cho biết viên tránh thai không có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm HIV (AIDS) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Giảm hiệu quả
Hiệu quả của viên tránh thai có thể giảm trong trường hợp quên uống thuốc, ói mửa hoặc dùng chung với thuốc khác.
Giảm kiểm soát chu kỳ
Đối với tất cả các loại viên tránh thai, có thể xảy ra ra máu không đều (rỉ máu và ra máu bất thường), đặc biệt là trong những tháng đầu dùng thuốc. Do đó, việc đánh giá ra máu không đều chỉ có ý nghĩa sau một thời gian thích nghi khoảng chừng 3 chu kỳ.
Nếu ra máu không đều vẫn tồn tại dai dẵng, hoặc xảy ra sau một số chu kỳ đều đặn, cần xem xét các nguyên nhân ngoài hormone và chỉ định các biện pháp chẩn đoán thích hợp để loại trừ bệnh ác tính hoặc thai nghén, kể cả nạo tử cung.
Ở một số phụ nữ, có thể không thấy ra máu khi tạm nghỉ thuốc. Nếu viên tránh thai vẫn được uống đúng như chỉ dẫn đã mô tả thì ít có khả năng có thai. Tuy nhiên, nếu không uống thuốc đúng như chỉ dẫn trước thời điểm trễ kinh hoặc có hai đợt không thấy ra huyết, cần phải loại trừ chẩn đoán có thai trước khi tiếp tục dùng viên tránh thai phối hợp.