Opecipro 500 mg H/14 v

Opecipro 500 mg H/14 v

Hãng sản xuất:
Otsuka OPV
Mã sản phẩm:
Mô tả:
Thuốc Opecipro có thành phần chính là Ciprofloxacin được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn thận và đường tiểu, lậu cầu và nhiễm khuẩn đường sinh dục, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da, nhiễm khuẩn xương khớp,...
Giá:
87.000 VND
Số lượng
Quy cách: Hộp 2 Vỉ x 7 Viên
Quốc gia sản xuất: VIET NAM
Nhà sản xuất: OPV

Thành phần của Opecipro

 
  • Dược chất chính: Ciprofloxacin
  • Loại thuốc: Kháng sinh nhóm quinolon
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén dài bao phim 500mg

Công dụng của Opecipro

Được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn thận và đường tiểu, lậu cầu và nhiễm khuẩn đường sinh dục, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn khoang miệng và răng, nhiễm khuẩn sản phụ khoa, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn ổ bụng (viêm phúc mạc), dự phòng nhiễm khuẩn.

Liều dùng của Opecipro

Cách dùng

Thuốc dùng để uống khoảng 2 giờ sau bữa ăn.

Liều dùng

Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa biến chứng: uống ½ viên/ lần, ngày x 2 lần.

Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng: uống 1 viên/ lần, ngày x 2 lần.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp và viêm xương tủy xương: uống 1,5 viên/ lần, ngày x 2 lần.

Các nhiễm khuẩn khác: uống 1 viên/ lần, ngày x 2 lần.

Liệu pháp Opecipro liên tục 7 ngày trong điều trị nhiễm khuẩn thận và đường tiểu. Viêm xương tuỷ xương được điều trị trong 2 tháng. Thời gian điều trị cho những nhiễm khuẩn khác từ 7 đến 14 ngày. đối với nhiễm khuẩn do liên cầu nhạy cảm, thời gian điều trị tối thiểu 10 ngày.

Đối với hầu hết các nhiễm khuẩn, nên điều trị tiếp tục 72 giờ sau khi có cải thiện về lâm sàng và về vi khuẩn học.

Làm gì khi dùng quá liều?

Nếu nạn nhân bị hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung thuốc ngay sau khi nhớ ra. Nếu gần tới lúc uống liều kế tiếp có thể bỏ qua và dùng thuốc như liều lượng bình thường.

Tác dụng phụ của Opecipro

Sau khi uống thuốc người bệnh có thể bị: buồn nôn, nôn, đau bụng, ợ nóng, tiêu chảy, mót tiểu, đau đầu, ngứa và / hoặc tiết dịch âm đạo, tiêu chảy nặng (chảy nước hoặc phân có máu) có thể kèm hoặc không có sốt và đau dạ dày, hoa mắt, nhầm lẫn, căng thẳng, bồn chồn, lo lắng, khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, gặp ác mộng hay có những giấc mơ bất thường, lo sợ bị mọi người làm hại, ảo giác, phiền muộn, có ý nghĩ hoặc hành vi tự tử, lắc không kiểm soát được một phần cơ thể, phát ban, nổi mề đay, ngứa, bong tróc hoặc phồng rộp da, cảm sốt, sưng mắt, mặt, miệng, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, khàn tiếng, khó thở hoặc khó nuốt, nhịp tim nhanh, ngất xỉu, mất ý thức, vàng da hoặc mắt, nước tiểu đậm màu, giảm tiểu tiện, co giật, bầm tím hoặc chảy máu bất thường, đau khớp hoặc đau cơ bắp.

Thuốc cũng có thể gây ra các vấn đề về xương, khớp và các mô xung quanh khớp ở trẻ em. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi, trừ khi đối tượng này bị nhiễm trùng nghiêm trọng không đáp ứng với các kháng sinh khác hoặc đã tiếp xúc với bệnh than trong không khí. Gọi cho bác sĩ nếu trẻ gặp phải các vấn đề về khớp như đau hoặc sưng khớp trong khi dùng hoặc sau khi điều trị với ciprofloxacin.Ciprofloxacin có thể gây tổn thương thần kinh. Trao đổi với bác sĩ về những rủi ro của việc dùng có thể gặp phải khi dùng thuốc.

Lưu ý khi sử dụng Opecipro

Thận trọng khi sử dụng

  • Trước khi dùng lưu ý gì

Cần thận trọng khi dùng cho người có tiền sử động kinh hay rối loạn hệ thần kinh trung ương, người bị suy chức năng gan hay chức năng thận, người thiếu glucose 6 phosphate dehydrogenase, người bị bệnh nhược cơ.

Dùng thuốc dài ngày có thể làm các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc phát triển quá mức. Nhất thiết phải theo dõi người bệnh và làm kháng sinh đồ thường xuyên để có biện pháp điều trị thích hợp theo kháng sinh đồ.

Thuốc cũng có thể làm cho các xét nghiệm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis bị âm tính.

Ciprofloxacin có thể làm hoa mắt chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ảnh hưởng đến việc điều khiển xe cộ hay vận hành máy móc.

Hạn chế dùng với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên (trên thực nghiệm, thuốc có gây thoái hóa sụn ở các khớp chịu trọng lực).

  • Trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú…)

Chỉ dùng cho người mang thai trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng không có kháng sinh khác thay thế, buộc phải dùng tới fluoroquinolon.

Không dùng thuốc cho người cho con bú, vì ciprofloxacin tích lại ở trong sữa và có thể đạt đến nồng độ có thể gây tác hại cho trẻ. Nếu mẹ buộc phải dùng cần phải ngừng cho con bú.

Tương tác thuốc

  • Các loại thuốc có thể xảy ra tương tác:

Dùng đồng thời với các thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, indomethacin...) sẽ làm tăng tác dụng phụ của ciprofloxacin.

Dùng đồng thời thuốc chống toan có nhôm và magiê làm giảm nồng độ trong huyết thanh và giảm khả dụng sinh học của ciprofloxacin. Không dùng đồng thời cùng với các thuốc chống toan, cần dùng các thuốc này cách xa nhau (nên dùng thuốc chống toan 2 - 4 giờ trước khi dùng ciprofloxacin) tuy cách này cũng không giải quyết triệt để được vấn đề.

Ðộ hấp thu ciprofloxacin có thể bị giảm đi một nửa nếu dùng với một số thuốc gây độc tế bào (cyclophosphamid, vincristin, doxorubicin, cytosin arabinosid, mitozantron).

Nếu dùng đồng thời với didanosin làm nồng độ ciprofloxacin bị giảm đi đáng kể. Nên dùng ciprofloxacin trước khi dùng didanosin 2 giờ hoặc sau khi dùng didanosin 6 giờ.

Các chế phẩm có sắt (fumarat, gluconat, sulfat) làm giảm (đáng kể) sự hấp thu ciprofloxacin ở ruột. Các chế phẩm có kẽm thì ảnh hưởng ít hơn. Tránh dùng đồng thời ciprofloxacin với các chế phẩm có sắt hoặc kẽm hay uống các thứ thuốc này càng xa nhau càng tốt.

Dùng đồng thời với sucralfat sẽ làm giảm hấp thu ciprofloxacin một cách đáng kể. Nên dùng kháng sinh 2 - 6 giờ trước khi uống sucralfat.

Dùng đồng thời ciprofloxacin và theophylin có thể làm tăng nồng độ theophylin trong huyết thanh, gây ra các tác dụng phụ của theophylin. Cần kiểm tra nồng độ theophylin trong máu cần nhắc giảm liều theophylin nếu buộc phải dùng 2 loại thuốc.

Dùng đồng thời Ciprofloxacin và ciclosporin có thể gây tăng nhất thời creatinin huyết thanh. Nên kiểm tra creatinin huyết định kỳ mỗi tuần 2 lần.

Probenecid làm giảm mức lọc cầu thận và giảm bài tiết ở ống thận, do đó kéo theo giảm đào thải Ciprofloxacin qua nước tiểu.

Warfarin phối hợp với ciprofloxacin có thể gây hạ prothrombin. Cần kiểm tra thường xuyên prothrombin huyết và điều chỉnh liều lượng của thuốc chống đông máu.

  • Các loại thực phẩm, đồ uống có thể tương tác:

Khi đang sử dụng thuốc không uống rượu hoặc ăn các sản phẩm có chứa cafêin như cà phê, trà, nước tăng lực, nước ngọt hay sô-cô-la. Dùng nhiều nước trong khi uống thuốc.

Bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm tay trẻ em. Bảo quản thuốc dạng viên nén ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Quy cách

Hộp 2 Vỉ x 7 Viên

Nhà sản xuất

OPV