Philoxim 1g Inj H/10 lọ ( Cefotaxime 1000mg) ( điều trị những bệnh khuẩn nặng và nguy kịch)

Philoxim 1g Inj H/10 lọ ( Cefotaxime 1000mg) ( điều trị những bệnh khuẩn nặng và nguy kịch)

Hãng sản xuất:
Mã sản phẩm:
M3180DC
Mô tả:
Philoxim 1g Inj H/10 lọ ( Cefotaxime 1000mg)
Dạng bào chế: bột đông khô pha tiêm.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Phil Inter Pharma Việt Nam
Giá:
300.000 VND
Số lượng

Philoxim 1g Inj H/10 lọ ( Cefotaxime 1000mg)

Cefotaxime, giống như các kháng sinh Beta-lactam khác, chủ yếu có tác dụng diệt khuẩn. Nó ức chế giai đoạn thứ ba và cuối cùng của quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng cách liên kết mạnh hơn với các protein gắn với penicillin cụ thể (PBPs) nằm bên trong thành tế bào vi khuẩn. PBP chịu trách nhiệm cho một số bước trong quá trình tổng hợp thành tế bào và được tìm thấy với số lượng từ vài trăm đến vài nghìn phân tử trên mỗi tế bào vi khuẩn. PBP khác nhau giữa các loài vi khuẩn.

Do đó, hoạt động nội tại của Cefotaxime cũng như các Cephalosporin và Penicillin khác chống lại nhóm vi sinh vật cụ thể phụ thuộc vào khả năng tiếp cận và liên kết với PBP.

Giống như tất cả các kháng sinh Beta-lactam, khả năng can thiệp vào quá trình tổng hợp thành tế bào qua trung gian PBP cuối cùng dẫn đến ly giải tế bào. Mối quan hệ giữa PBP và chất ly giải là không rõ ràng, nhưng có thể kháng sinh Beta-lactam can thiệp vào chất ức chế ly giải.

Sự kháng kháng sinh nhóm Beta-lactam có thể phát triển nếu xuất hiện sự thay đổi trong PBPs, nếu tính thấm thành tế bào giảm hoặc nếu vi khuẩn có một số Beta-lactamase nhất định.

2.2 Chỉ định của thuốc Philoxim

Thuốc Philoxim được sử dụng để điều trị nhiễm trùng huyết, viêm màng não do vi khuẩn và viêm tâm thất.

  • Điều trị bệnh lậu bao gồm lậu không biến chứng và nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa.
  • Dự phòng nhiễm trùng phẫu thuật.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Nhiễm trùng ổ bụng bao gồm viêm phúc mạc(kể cả bệnh nhân lọc màng bụng).
  • Nhiễm trùng mô dưới da và da, bao gồm vết thương do động vật cắn và nhiễm trùng hoại tử.
  • Liều lượng của thuốc Philoxim

    3.1.1 Điều trị nhiễm trùng huyết

    Người lớn:

    • 2g tiêm tĩnh mạch cứ sau 6 đến 8 giờ đối với nhiễm trùng nặng.
    • 2g tiêm tĩnh mạch cứ sau 4 giờ đối với các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
    • Liều tối đa là 12g/ngày. Thời gian điều trị thường là 7 đến 10 ngày, nhưng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy theo đáp ứng của bệnh nhân, vị trí nhiễm trùng và mầm bệnh được phân lập.

    Trẻ em và thanh thiếu niên nặng từ 50kg trở lên:

    • 2g tiêm tĩnh mạch cứ sau 6 đến 8 giờ đối với nhiễm trùng nặng.
    • 2g tiêm tĩnh mạch cứ sau 4 giờ đối với các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
    • Liều tối đa là 12g/ngày.

    Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên nặng dưới 50kg: 150 đến 180 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp được chia mỗi 8 giờ.

    3.1.2 Điều trị viêm màng não do vi khuẩn và viêm tâm thất

    Người lớn và trẻ em, thanh thiếu niên nặng từ 50kg trở lên:

    • 2 g tiêm tĩnh mạch cứ sau 4 đến 6 giờ.
    • Thời gian điều trị được khuyến cáo là 7 ngày đối với N. meningitidis và H.enzae, 10 đến 14 ngày đối với S. pneumoniae, 14 đến 21 ngày đối với S. agalactiae và 21 ngày đối với trực khuẩn gram âm.

    Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên nặng dưới 50kg: 225 đến 300 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia mỗi 6 đến 8 giờ (Tối đa: 2 g/liều).

    3.1.3 Điều trị bệnh lậu bao gồm lậu không biến chứng và nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa

    Lậu không biến chứng: Người lớn và trẻ em, thanh thiếu niên từ 45kg trở lên: 500 mg tiêm bắp liều duy nhất, kết hợp với Azithromycin 1g liều duy nhất.

    Nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa: Người lớn và thanh thiếu niên dùng 1g tiêm tĩnh mạch cứ sau mỗi 8 giờ kết hợp với Azithromycin 1g liều duy nhất.

    3.1.4 Dự phòng nhiễm trùng phẫu thuật

    Người lớn: 1 g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp dưới dạng liều duy nhất trong vòng 30 đến 90 phút trước khi phẫu thuật.

    Trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên ghép gan: 50 mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp dưới dạng liều duy nhất (Tối đa: 1g/liều; 2g/liều ở bệnh nhân béo phì) trong vòng 60 phút trước khi phẫu thuật, kết hợp với Ampicillin.

    3.1.5 Nhiễm trùng đường tiết niệu

    Sử dụng cho người lớn và trẻ em, thanh thiếu niên từ 50kg trở lên.

    1g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 12 giờ đối với nhiễm trùng không biến chứng.

    1 đến 2g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 8 giờ đối với nhiễm trùng từ trung bình đến nặng.

    2g tiêm tĩnh mạch cứ sau 6 đến 8 giờ đối với nhiễm trùng nặng.

    Liều tối đa là 12g/ngày.

    3.2 Cách dùng thuốc Philoxim hiệu quả

    Philoxim 1g được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Hòa tan 1g cefotaxim trong lượng nước cất pha tiêm phù hợp với từng đường tiêm. Kiểm tra bằng mắt thường dung dịch tiêm trước khi sử dụng.

    Thuốc được bán theo đơn.

    4 Chống chỉ định

    Thuốc Philoxim chống chỉ định ở những bệnh nhân quá mẫn cảm với Cephalosporin hoặc quá mẫn với Cephamycin cũng như các thành phần khác của thuốc.

    Tác dụng phụ

    Nghiêm trọng: Thiếu máu tan huyết, co giật, thiếu máu, mất bạch cầu hạt, hoại tử biểu bì, viêm thận kẽ, phù mạch, viêm túi mật…

    Mức độ trung bình: Viêm đại tràng, giảm bạch cầu, nhiễm nấm candida, giảm tiểu cầu…

    Mức độ nhẹ: Sốt, ngứa, buồn nôn, tiêu chảy…

    6 Tương tác

    Các tương tác của thuốc Philoxim với thuốc khác:

    • Dùng kèm với Colistin làm tăng nguy cơ tổn thương thận.
    • Ureido, Penicilin làm giảm độ thanh thải của thuốc.
    • Cyclosporin làm tăng độc tính của Cyclosporin trên thận.
    • Tránh sử dụng các thuốc này để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

    7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

    7.1 Lưu ý và thận trọng

    Thận trọng với người bệnh thận, suy thận.

    Cefotaxime nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân bị bệnh thận hoặc suy thận vì thuốc được thải trừ thông qua thận. Liều dùng có thể cần giảm ở những bệnh nhân này.

    Viêm đại tràng, tiêu chảy, bệnh viêm ruột, viêm đại tràng giả mạc, viêm loét đại tràng.

    Hầu như tất cả các tác nhân kháng khuẩn có liên quan đến viêm đại tràng giả mạc (viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh) ở mức độ nghiêm trọng từ nhẹ đến đe dọa tính mạng.

    Trong đại tràng, sự phát triển quá mức của Clostridia có thể xảy ra khi hệ vi sinh vật bình thường bị thay đổi sau khi sử dụng kháng sinh. Độc tố được sản xuất bởi Clostridium difficile là nguyên nhân chính gây viêm đại tràng giả mạc. Nếu tiêu chảy phát triển trong quá trình trị liệu, nên ngưng sử dụng Cefotaxime.

    Bệnh rối loạn đông máu, thiếu vitamin K.

    Tất cả các Cephalosporin, bao gồm cả Cefotaxime, hiếm khi có thể gây xuất huyết. Cephalosporin nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân bị rối loạn đông máu từ trước (ví dụ, thiếu vitamin K) vì những bệnh nhân này có nguy cơ cao bị biến chứng chảy máu.

    7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

    Thuốc có khả năng qua được hàng rào nhau thai và tiết vào sữa mẹ. Do vậy cần cân nhắc kỹ các mặt lợi - hại khi sử dụng thuốc, chỉ sử dụng khi thực sự có lợi.

    7.3 Bảo quản

    Cách bảo quản thuốc: Thuốc nên đặt trong bao bì kín ở điều kiện dưới 30ºC.