FEGAMED 0.5 mg H/10 ống 5ml (Tăng Amoniac huyết ở bệnh gan)

FEGAMED 0.5 mg H/10 ống 5ml (Tăng Amoniac huyết ở bệnh gan)

Hãng sản xuất:
Mã sản phẩm:
M3280DC
Mô tả:
FEGAMED 0.5 mg H/10 ống (Tăng Amoniac huyết ở bệnh gan)
Chỉ định: được chỉ định để dùng cho những nguoiwf bệnh gan có tăng Amoniac như xơ gan, gan nhiễm mỡ, bệnh não gan và trường hợp hôn mê gan.
Thành phần: L-Ornithin-L-Aspartate 500mg/5ml.
Giá:
380.000 VND
Số lượng

 FEGAMED 0.5 mg H/10 ống (Tăng Amoniac huyết ở bệnh gan)

Thành phần

Thành phần: Mỗi lọ thuốc Fegamed 0,5 Medlac chứa:

  • L-Ornithin-L-Aspartate 500mg/5ml.
  • Tá dược vừa đủ.

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.

Chỉ định 

Thuốc để điều trị:

Tăng Amoniac huyết ở bệnh gan như:

  • Gan nhiễm mỡ.
  • Bệnh não gan.
  • Xơ gan.
  • Viêm gan cấp, mạn tính.

Rối loạn khởi phát trong:

  • Hôn mê gan.
  • Tiền hôn mê gan.

Liều dùng 

Thuốc dùng tiêm tĩnh mạch chậm.

Liều dùng 1-2 lọ/ngày.

Có thể dùng liều này 3-4 tuần.

Thuốc nên được cán bộ, nhân viên y tế có chuyên muôn tiến hành tiêm.

Chống chỉ định

Người nhiễm Acid Lactic.

Người mẫn cảm với thuốc.

Người không dung nạp Fructose – Sorbitol.

Người suy thận.

Người nhiễm độc Methanol.

Người thiếu men Fructose 1,6-diphosphate.

Tác dụng phụ

Khi dùng thuốc có thể gặp phải:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Co cứng cơ.
  • Tiêu chảy.

Các dấu hiệu bất thường xuất hiện khi dùng thuốc nên được thông báo kịp thời đến bác sĩ.

Tương tác

Thuốc trị Parkinson Levodopa: Có thể gặp tương tác.

Rượu: Có thể khiến gan tổn thương thêm.

Lưu ý và thận trọng 

Thuốc Fegamed 0,5 Medlac dùng thận trọng cho người:

  • Lái xe.
  • Chức năng thận giảm.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người cao tuổi.
  • Vận hành máy móc.
  • Phụ nữ cho con bú.

Thời gian điều trị bằng thuốc nên:

  • Hạn chế ăn đường, muối.
  • Vận động, tập luyện đều đặn.
  • Tránh hút thuốc, uống rượu
  • Bác sĩ cần đánh giá, xem xét cẩn thận trước khi tiến hành tiêm thuốc cho mẹ bầu, cho con bú.

    Xử trí khi quá liều

    Việc tăng liều cần được sự đánh giá thận trọng của bác sĩ. Nếu tăng liều bác sĩ cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận để đảm bảo phát hiện kịp thời khi bị quá mẫn.

    Bảo quản 

    Để trong tủ có khóa, không để trẻ nghịch.

    Tránh nắng nóng, ẩm thấp.

    Dược lực học

    L-Ornithine L-Aspartate (LOLA) là muối hỗn hợp của Ornithine và Aspartate. Ornithine đóng vai trò là chất kích hoạt Ornithine transcarbamoylase và Carbamoyl phosphate synthetase. Ngoài ra, bản thân Ornithine đóng vai trò là chất nền cho quá trình hình thành urê. Do đó, LOLA có thể kích hoạt chu trình urê quanh cổng ở gan. Aspartate và Ornithine, sau khi chuyển đổi thành α-ketoglutarate, cũng đóng vai trò là nguồn carbon để tổng hợp glutamine quanh tĩnh mạch. Trong cơ xương, LOLA điều chỉnh tăng cường tổng hợp Glutamine bằng cách cung cấp cơ chất cho glutamine synthetase. Amoniac được tiêu thụ trong quá trình hình thành urê và tổng hợp Glutamine, do đó LOLA làm giảm nồng độ Amoniac trong máu. Do đó, LOLA là một tác nhân đầy hứa hẹn để sử dụng cho bệnh nhân suy gan cấp tính.

    Dược động học

    Hấp thu: Tại ruột non. Nồng độ hấp thu là khoảng 30-106μmol/L và 0-24μmol/L với L-Ornithine và L-Aspartate.

    Phân bố: Ở ruột thành L-Ornithine và L-Aspartate và thông qua chuyển hóa axit amin khác cũng như phản ứng nitro amin để tạo thành Alanine, Aspartate, Glutamate.

    Chuyển hóa: Qua gan.

    Thải trừ: Ornithine và Aspartate có thời gian bán hủy ngắn 0,3-0,4 giờ. Sản phẩm của nso thải từ qua nước tiểu.